Sống tối giản, càng gọn nhẹ càng hạnh phúc

Sống tối giản, càng gọn nhẹ càng hạnh phúc
Sống tối giản, càng gọn nhẹ càng hạnh phúc

Chủ nghĩa tối giản, nó không chỉ đơn thuần là một phương thức sống, mà nó nhiều hơn, là triết lý cuộc đời.

01

Có một câu nói khá phổ biến trên mạng là: “Less is more” (Đôi khi ít là để tận hưởng nhiều hơn).

Mọi người thường xem đây là một lời nhắc nhở giữa cuộc sống bộn bề, phức tạp.

Vứt đi những bộ quần áo không mặc đến, cho đi những thứ không cần thiết… đơn giản mà nói thì, ba bữa ăn một ngày và môi trường xung quanh là thứ cấu thành nên bạn, bạn ăn gì bạn sẽ là người như vậy, bạn dùng gì bạn sẽ là người thế đó.

Trên thực tế, tối giản chính là sống một cuộc sống đơn giản.

Nhưng, chủ nghĩa tối giản, nó không chỉ đơn thuần là một phương thức sống, mà nó nhiều hơn, là triết lý cuộc đời.

02

Giản, đơn giản hóa cuộc sống vật chất

Lâm Hòa Tĩnh, một nhà thơ sống vào thời Tống của Trung Quốc lựa chọn ẩn cư dưới một chân núi cạnh Tây Hồ trong nửa đời sau của mình, ông trồng cây mận trước và sau nhà, duy trì cuộc sống giản đơn của mình bằng tiền bán mận.

Không có việc gì làm, ông chèo thuyền ra giữa hồ, hòa mình vào sông nước; hoặc ngồi tựa bên gốc mận ngắm đàn sếu trắng nhảy múa; hoặc khi ý thơ tìm đến, buột miệng thốt lên vài câu, ông sống một cuộc sống bình dị nhưng cũng đầy ý thơ.

Nhà văn Nhật Bản, Haruki Murakami cũng thích cuộc sống tối giản.

Nhà ông không có tivi, nền nhà sáng sủa, gạt tàn được lau sạch sẽ, bút chì để gọn trong ống đựng bút, mỗi tuần phơi chăn bông một lần, cả nhà chỉ có vài món đồ. Ông thích những món quần áo đơn giản và rẻ, không cần phải đau đầu phối đồ ra sao.

Đây là cuộc sống được Haruki Murakami miêu tả trong cuốn sách của mình, với ông, “vừa đủ” là cách miêu tả cuộc sống tốt nhất, không cần quá nhiều vật chất, tiền bạc.

Nếu một người có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống và không bị trói buộc bởi những ham muốn, anh ta có thể tận hưởng cuộc sống một cách bình lặng và điềm tĩnh hơn.

Có người từng nói: “Nếu một người quá chú trọng vào việc hưởng thụ vật chất, họ sẽ phải trả giá bằng tinh thần.” Sự thỏa mãn về vật chất không được lâu dài và đi kèm với đó là sự suy kiệt của bản thân.

Đối với những nhu cầu trong cuộc sống, đơn giản một chút, giảm bớt một số ham muốn vật chất, đây không phải là cầu tiến, mà chỉ đơn giản là tìm những gì bạn thực sự cần, thực sự thích và thực sự muốn làm.

03

Giản, theo đuổi thế giới tinh thần tối giản

Ở Bắc Kinh lâu, giữa môi trường đông nghịt người, điều này khiến Giả Chương Kha, một đạo diễn có tiếng tại Trung Quốc, cảm thấy bí bức, như bị giam cầm.

Viết kịch bản, 5 phút là nam chính phải lên hình, 10 phút là mâu thuẫn phải xuất hiện, sống ở thành phố lớn, bất kể là cái gì, tất cả đều mưu cầu hiệu suất.

Nhưng, cứ thử nhìn các tác phẩm chẳng hạn như “Hồng Lâu Mộng” mà xem, đạo diễn nào có để ý tới tốc độ, chiếc bàn ăn cơm thôi cũng dành thời gian đi miêu tả màu sắc của món ăn, của cái đĩa cái thìa, đó là miêu tả cái đẹp của cuộc sống.

Cứ như vậy, Giả Chương Kha thu xếp hành lý về Sơn Tây, về đó ngoài viết kịch bản ra thì là đọc sách, cuộc sống đơn giản, anh bắt đầu đọc lại các tác phẩm của Thầm Tòng Văn, Trương Ái Linh, cảm nhận một cuộc sống với sự thay đổi của bốn mùa, nhật nguyệt luân hồi, không cần phải quan tâm tới hiệu suất, tới tốc độ.

Rất nhiều khi, chúng ta dành 99% sức lực của mình cho rất nhiều sự việc xung quanh, mà bỏ qua mất 1% thứ bản chất nhất, đáng để chúng ta nghiêm túc đối đãi nhất.

Đối với ca sĩ mà nói, thế giới tinh thần bản chất nhất, chính là tiếng hát.

Đối với một tác gia mà nói, thế giới tinh thần bản chất nhất, là sách tịch.

Đối với một vũ công, thế giới tinh thần bản chất nhất, là vũ đạo…

Trang Tử nói: “Phác tố nhi thiên hạ mạc năng dư chi tranh mỹ.”

Rất nhiều khi, sống đơn giản một chút, tự nhiên một chút, chúng ta mới có nhiều thời gian đi cảm nhận bản thân hơn.

Tinh thần tối gian, là hiểu chuyện mà mình thực sự muốn làm, tìm ra một hoặc hai hoạt động tinh thần, chẳng hạn: viết lách, vẽ vời, nhảy… rồi chuyên tâm vào những hoạt động này, đừng tùy tiện lãng phí thời gian tinh thần của bản thân, có vậy ta mới sống hạnh phúc hơn.

04

Giản, từ bỏ 99% những mối quan hệ xã giao không cần thiết

Vì cùng quay “Xuân quang xạ tiết” mà Trương Quốc Vinh và Lương Triều Vỹ trở thành bạn bè.

Trương Quốc Vinh nói, Lương Triều Vỹ rất khó thân thiết với mọi người, mỗi lần Trương Quốc Vinh, Vương Phi và Lưu Gia Linh ngồi đánh mạt chược với nhau, Lương Triều Vỹ sẽ im lặng ngồi một góc uống trà, hoặc là ngồi sau sân khấu nghe đài, hoàn toàn chìm đắm trong thế giới của mình.

Có một lần sau khi tan làm, một đồng nghiệp ở TVB đã rủ Lương Triều Vỹ cùng đi chơi, Lương Triều Vỹ lập tức từ chối: “Không, mọi người đi đi, tôi về nhà.”

Đây không phải là trường hợp ngoại lệ, bởi Lương Triều Vỹ hầu như không bao giờ tham gia tụ tập hay liên hoan.

Người ta nói, Lương Triều Vỹ quá trầm, không thích giao lưu với người khác. Nhưng người đàn ông đó, lại vô cùng chú tâm vào sự nghiệp của mình.

Khi quay “Lộc Đỉnh Ký”, Lương Triều Vỹ đọc đi đọc lại tác phẩm của Kim Dung 6 lần.

Khi quay “Bi tình thành thị”, Lương Triều Vỹ đọc rất nhiều những cuốn sách lịch sử Đài Loan nhàm chán.

Vì quay “Nhất đại tông sư”, Lương Triều Vỹ tập luyện Vịnh Xuân Quyền trong 3 năm, gãy xương hai lần.

Dù xã giao vô cùng ít ỏi, nhưng Lương Triều Vỹ cũng không thiếu những người bạn thực sự, chẳng hạn như Lưu Đức Hoa, Trương Học Hữu.

Khi trước, Lương Triều Vỹ phải thu âm bài hát chủ đề cho phim “Người lái đò”, Trương Học Hữu khi biết tin lập tức hủy công việc, đích thân tới dạy Lương Triều Vỹ, cùng Lương Triều Vỹ tập luyện.

Chúng ta thực ra không cần nhiều tin tức hay các mối quan hệ xã giao tới như vậy, Lương Triều Vỹ từng nói: “Bạn bè thì nên san phồn tựu giản”, ý muốn nói, vứt bỏ đi cái phức tạp, chỉ giữ lại sự đơn giản mà thôi.

Xã giao tối giản, là từ bỏ đi 99% những mối quan hệ xã giao vô ích, giảm bớt đi thời gian quan tâm người khác quá độ”, có như vậy mới có thể tập trung vào bản thân, và đạt tới sự tự do về tinh thần cao nhất.

05

Giản, là một người thông suốt bên trong nội tâm

Người có một nội tâm thông suốt, sẽ tỏa ra một khí chất mê người.

Một tác gia từng nói: “Chúng ta từng vô cùng khát khao sự công nhận của thế giới bên ngoài, sau cùng mới phát hiện ra, thế giới là chính mình, không liên quan gì tới người khác.”

Là chính mình, quay về với chính mình, đó mới là một cuộc đời tối giản.

Tối giản không phải là một lối sống cực đoan, cũng không phải là một cuộc sống không ước mơ không nhu cầu, nó chỉ đơn giản là một cuộc sống chất lượng hơn.

Bớt cúi đầu vào chiếc điện thoại, năng ngẩng đầu lên nhìn trời xanh; bạn bè không cần nhiều, 3,5 tri kỉ là đủ; đồ đạc không cần nhiều, đủ dùng là được.

Bớt cắm đầu vào mạng xã hội, năng đọc sách hơn; học cách từ chối, học cách độc lập; mỗi lần làm tốt một chuyện…

Một người, buông bỏ được càng nhiều, càng dễ dàng có lại được hạnh phúc.

Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị